Đào tạo nguồn nhân lực có uy tín và chất lượng cao!

Nghiên cứu thực nghiệm xác định ứng xử chịu tải trọng tập trung của bản mặt cầu bằng bê tông cốt thanh Polimer sợi thủy tinh

 4. Nguyễn Văn Ngôn *, Phạm Duy Anh**,“Nghiên cứu thực nghiệm xác định ứng xử chịu tải trọng tập trung của bản mặt cầu bằng bê tông cốt thanh Polimer sợi thủy tinh”, Tạp chí Khoa học GTVT,  71(10/2020); tr, 984-999.

 * Trường Cao đẳng Giao thông Huế

** Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt

Bài báo trình bày nghiên cứu thực nghiệm nhằm khảo sát ứng xử của kết cấu bản mặt cầu bê tông cốt thanh GFRP có liên kết ở hai đầu. Thí nghiệm tiến hành với 04 nhóm mẫu (một nhóm sử dụng cốt thép và 3 nhóm sử dụng cốt thanh cốt sợi thủy tinh), bao gồm 12 mẫu bản mô phỏng kết cấu bản đặt trên các dầm cầu được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Bản có chiều dài 2500 mm, rộng 2500 mm và dày 200 mm. Các thông số khảo sát bao gồm: 1) loại cốt (cốt thép và cốt sợi thủy tinh); 2) hàm lượng cốt ở lớp dưới theo hướng chính (0,4% - 1,0% - 1,2%). Các mẫu bản được đặt trên hai dầm thép thí nghiệm cho đến khi phá hoại có chiều dài nhịp 2,0 m dưới tác dụng của một tải trọng tập trung tác dụng trên phạm vi (510x362)mm tại trọng tâm bản để mô phỏng vệt bánh xe (HL93). Tất cả các mẫu bản đều phá hoại do chọc thủng với khả năng chịu tải gấp 1,5 đến 2,2 lần tải trọng khai thác quy định tại Tiêu chuẩn Thiết kế Cầu đường bộ của Việt Nam. Kết quả thực nghiệm của các mẫu bản được so sánh với giá trị dự báo theo các công thức của TCVN 11823-17, JSCE-97, CAN/CSA S806-12, AASHTO LRFD-09, ACI 440.1R-15, ... cho tỷ lệ trung bình của giá trị thực nghiệm và lý thuyết dao động từ 0,67 đến 1,89 lần.


Thông tin khác